Đan sâm Tên dược: Radix Salviae militiorrhizae Tên thực vật: Salvia miltiorrhiza Bge. Tên thông thường: Ðan sâm, Viểu đan sâm, Vử đan sâm, Vân nam thử vỹ
Tên dược: Radix Salviae militiorrhizae
Tên thực vật: Salvia miltiorrhiza Bge.
Tên thông thường: Ðan sâm, Viểu đan sâm, Vử đan sâm, Vân nam thử vỹ
Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Củ được đào vào mùa thu, sau đó rửa sạch, ngâm nước, thái miếng và phơi nắng cho khô. Cũng có thể sao với rượu.
Tính vị: Ðắng và hơi lạnh, không độc.
Quy kinh: Tâm, tâm bào và can
Công năng: 1. Hoạt huyết hóa ứ; 2. Lương huyết trừ mụn nhọt; 3. Thanh nhiệt ở tâm và trừ phiền.
Chỉ định và phối hợp:
– Huyết ứ bên trong biểu hiện kinh nguyệt không đều, mất kinh, đau bụng hoặc đau bụng sau đẻ. Ðan sâm phối hợp với ích mẫu, Ðào nhân, Hồng hoa và Ðương qui.
– Khí huyết ứ trệ biểu hiện đau vùng tim, đau bụng hoặc đau vùng thượng vị. Ðan sâm phối hợp với Sa nhân và Ðàn hương trong bài Ðan sâm ẩm.
– Huyết ứ biểu hiện đau mỏi toàn thân hoặc đau khớp. Ðan sâm phối hợp với Ðương qui, Xuyên khung và Hồng hoa.
– Mụn nhọt và sưng nề. Ðan sâm phối hợp với Kim ngân hoa, Liên kiều và Nhũ hương.
– Bệnh có sốt do phong tà xâm nhập dinh phận biểu hiện sốt cao, bứt rứt, dát sần, chất lưỡi đỏ hoặc đỏ thẫm, rêu lưỡi ít. Ðan sâm phối hợp với Sinh địa hoàng, Huyền sâm và Trúc diệp.
– Dinh huyết bất túc kèm theo nội nhiệt biểu hiện hồi hộp đánh trống ngực, bứt rứt và mất ngủ. Ðan sâm phối hợp với Toan táo nhân và Dạ giao đằng.
Liều lượng: 5-15g
Thận trọng và chống chỉ định: Sao với rượu làm tăng công năng hoạt huyết của thuốc.
Không phối hợp với Lê lô.
Tên thực vật: Salvia miltiorrhiza Bge.
Tên thông thường: Ðan sâm, Viểu đan sâm, Vử đan sâm, Vân nam thử vỹ
Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Củ được đào vào mùa thu, sau đó rửa sạch, ngâm nước, thái miếng và phơi nắng cho khô. Cũng có thể sao với rượu.
Tính vị: Ðắng và hơi lạnh, không độc.
Quy kinh: Tâm, tâm bào và can
Công năng: 1. Hoạt huyết hóa ứ; 2. Lương huyết trừ mụn nhọt; 3. Thanh nhiệt ở tâm và trừ phiền.
Chỉ định và phối hợp:
– Huyết ứ bên trong biểu hiện kinh nguyệt không đều, mất kinh, đau bụng hoặc đau bụng sau đẻ. Ðan sâm phối hợp với ích mẫu, Ðào nhân, Hồng hoa và Ðương qui.
– Khí huyết ứ trệ biểu hiện đau vùng tim, đau bụng hoặc đau vùng thượng vị. Ðan sâm phối hợp với Sa nhân và Ðàn hương trong bài Ðan sâm ẩm.
– Huyết ứ biểu hiện đau mỏi toàn thân hoặc đau khớp. Ðan sâm phối hợp với Ðương qui, Xuyên khung và Hồng hoa.
– Mụn nhọt và sưng nề. Ðan sâm phối hợp với Kim ngân hoa, Liên kiều và Nhũ hương.
– Bệnh có sốt do phong tà xâm nhập dinh phận biểu hiện sốt cao, bứt rứt, dát sần, chất lưỡi đỏ hoặc đỏ thẫm, rêu lưỡi ít. Ðan sâm phối hợp với Sinh địa hoàng, Huyền sâm và Trúc diệp.
– Dinh huyết bất túc kèm theo nội nhiệt biểu hiện hồi hộp đánh trống ngực, bứt rứt và mất ngủ. Ðan sâm phối hợp với Toan táo nhân và Dạ giao đằng.
Liều lượng: 5-15g
Thận trọng và chống chỉ định: Sao với rượu làm tăng công năng hoạt huyết của thuốc.
Không phối hợp với Lê lô.
Nguồn tin: www.thaythuoccuaban.com